BÁNH IN TRUYỀN THỐNG
Mô tả
Bánh in là loại bánh truyền thống dân dã mà vương giả dịp lễ Tết của xứ Huế. Ẩn sau lóp vỏ rực rỡ là hương vị ban sơ, chân chất như chính người miền Trung.
Mỗi nguyên liệu lại đem tới một loại bánh in khác nhau. Có thể điểm qua những loại nức tiếng như bánh in đậu xanh, bánh in bình tinh, bánh hạt sen, bánh ngũ sắc,…
Bánh in bình dị với hương vị riêng của mình từ lâu đã trở thành món quà tiến vua nổi tiếng của xứ Huế. Ngoài ra, bánh là một thành phần quan trọng trên các mâm cổ của những gia đình người Huế.
Đặc biệt, trong những buổi sáng sớm, ngồi nhâm nhi ly trà hoa sen với bánh in thì không còn gì bằng, cái vị chát đắng của trà hòa cùng vị ngọt thơm của bánh in đem lại hương vị rất thơm ngon.
Nguồn gốc của bánh in xứ Huế
Tương truyền rằng bánh in xuất phát từ làng Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, chuyên dùng tiến Vua thưởng trà. Người cao tuổi trong làng cho biết bánh đã có từ thời Nguyễn, triều đại đóng đô ở Huế.
Trong ngày cận Tết Nguyên đán, nhà vua vua bỗng nhiên cảm thấy cần có món nhắm cùng trà nhạt. Vì lẽ đó vua bèn truyền vài bô lão khéo tay tại vùng Kim Long làm ra món ăn vừa rẻ vừa ngon cho Ngài thưởng trà.
Sau một hồi bàn bạc, các bô lão nhận thấy nguồn đậu xanh ở đây luôn sẵn có, dồi dào nhất. Chỉ cần kết hợp với chút đường cát là đủ chất dinh dưỡng. Và quan trọng nhất món bánh nhỏ gọn này rất giá rẻ.
Sau vài tuần nghiên cứu, chiếc bánh đậu xanh lần đầu được dâng lên vua với hình chữ “Thọ” in trên mặt ngụ ý chúc vua trường thọ. Vua ăn thử thấy ưng bụng bèn thưởng cho cả làng và ra chiếu truyền lệnh lưu giữ nghề này đến muôn đời sau.